[Tổng hợp] Các thế hệ CPU Intel Core i (i3, i5, i7, i9)

Nehalem (Intel Gen 1)

Nehalem, thế hệ CPU trên Core i đầu tiên được Intel thiết kế để thay thế kiến trúc Core 2 cũ, Nehalem vẫn được giữ nguyên quá trình sản xuất trên tiến trình 45nm. Ra mắt vào tháng 11 năm 2008, Intel Core i thế hệ Nehalem, Intel lần đầu tiên tích hợp công nghệ Turbo Boost 1.0 và công nghệ Hyper-Threading (công nghệ siêu phân luồng) giúp gia tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip Core 2 trước đây.

Thế hệ CPU đầu tiên - Nehalem | GEARVN

Sandy Bridge (Intel Gen 2)

Thế hệ CPU Intel tiếp theo mang tên Sandy Bridge. Là “người kế nhiệm” của kiến trúc Nehalem, kiến trúc mà Sandy Bridge sử dụng là tiến trình 32nm nhưng so với phần GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU (bộ vi xử lý trung tâm) của Nehalem đã được sản xuất cùng quy trình 32nm và cùng nằm trên mặt đế. Thiết kế này giúp giảm diện tích và tăng khả năng tiết kiệm điện nhờ CPU và GPU sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm.

Thế hệ CPU thứ 2 - Sandy Bridge | GEARVN

Ngoài ra, năng lực mã hóa/giải mã video của thế hệ Sandy Bridge cũng được cải tiến đáng kể với tính năng Intel Quick Sync Video cùng với GPU tích hợp trên vi xử lý.Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp lên phiên bản 2.0.

Ivy Bridge (Intel Gen 3)

So với Sandy Bridge, Ivy Bridge của Intel đã được áp dụng tiến trình sản xuất mới 22nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn mới mang tên 3D Tri-Gate. Quy trình sản xuất mới của Ivy Bridge giúp giảm diện tích bề mặt nhưng vẫn gia tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn có trên CPU. Từ đó cung cấp hiệu suất cao hơn với lượng điện tiêu thụ ít hơn.

Thế hệ CPU thứ 3 - Ivy Bridge | GEARVN

Ivy Bridge tích hợp sẵn nhân đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video ở độ phân giải cao và xử lý các nội dung 3D.

Haswell (Intel Gen 4)

Phát hành vào năm 2013, thế hệ vi xử lý với cái tên Haswell được Intel hoàn thiện với tiến trình 22nm cùng việc giảm tối đa kích thước của CPU. Mục tiêu của Intel dành cho vi xử lý này là hướng đến những thiết bị 2-in-1 (2 trong 1) như dòng ultrabook, laptop mỏng nhẹ, tablet. Chip quản lý nhiệt độ trên Haswell sẽ là “trợ thủ” đắc lực  giúp các thiết bị có thể hoạt động ở nhiệt độ lý tưởng nhất có thể.

Thế hệ CPU thứ 4 - Haswell | GEARVN

Haswell cũng được cha để Intel tuyên bố rằng sẽ tiết kiệm điện năng hơn gấp 20 lần so với người tiền nhiệm Sandy Bridge khi thiết bị đặt ở chế độ chờ hay sleep, đặc biệt là hiệu năng đồ họa cũng được gia tăng đáng kể. Không những nâng cấp nhân xử lý đồ họa HD 4000, Intel đã mang đến dòng nhân xử lý đồ họa mới với tên Iris / Iris Pro dành cho những dòng CPU cao cấp. Haswell trang bị socket mới cùng chuẩn RAM DDR4 mới nhất lúc đó, đem đến hiệu năng mạnh mẽ nhất.

Broadwell (Intel Gen 5)

Chỉ 1 năm sau, Intel đã cho ra mắt thế hệ CPU thứ 5 mang tên Broadwell cùng rất nhiều cải tên có mặt ở dòng vi xử lý này.

Thế hệ CPU thứ 5 - Broadwell | GEARVN

Điểm đáng chú ý của Broadwell khi đã được hoàn thiện với tiến trình 14nm, con số chỉ bằng 1 nửa so với tiến trình của Haswell và bằng 1/5 so với những thế hệ đầu tiên. Điều này đã giúp cho Broad tiêu thụ điện ít hơn 30% nhưng mang đến hiệu năng cao hơn khi ở cùng một tốc độ xung nhịp xử lý. Intel Broadwell đã tạo ra 1 cuộc cách mạng mới trong ngành sản xuất CPU lúc bấy giờ khi tích hợp những ưu điểm như tiết kiệm PIN, nâng cao hiệu suất trên cùng con chip. Thế hệ thứ 5 của CPU Intel đã hỗ trợ cho công nghệ Direct3D-12 và OpenGL 4.4, cùng với đó là công nghệ Intel Turbo Boost 3.0 mới nhất.

Skylake (Intel Gen 6)

Skylake là vi xử lí của Intel chạy trên tiến trình 14nm như Broadwell. Được sử dụng socket LGA1151 mới, thế hệ Skylake không còn tương thích với những mainboard LGA 1150 đang được sử dụng cho các bộ xử lý thế hệ cũ là Haswell và Broadwell. Skylake hỗ trợ chuẩn RAM DDR4, trong lúc RAM DDR3 đang dần trở nên ít được ưa chuộng hơn, tuy nhiên Intel vẫn hỗ trợ DDR3 trong bộ điều khiển bộ nhớ mới tích hợp trong CPU Skylake nhưng đó là DDR3L.

Thế hệ CPU thứ 6 - Skylake | GEARVN

Những cải tiến này đã mang đến hiệu suất mạnh mẽ hơn với lượng điện tiêu thụ ít hơn. Đặc biệt, thế hệ Skylake cũng đã ghi điểm trong mắt dân công nghệ với những CPU hậu tố K về khả năng ép xung. CPU Intel thế hệ 6 hỗ trợ DMI 3.0 cùng cổng Thunderbolt 3.0.

Kaby Lake (Intel Gen 7)

Tiếp nối thế hệ CPU Skylake, Intel cho ra mắt thế hệ thứ 7 mang tên Kaby Lake với tiến trình 14nm vào năm 2016 nhưng phía công ty gọi đó là tiến trình 14nm+. Với kiến trúc mới, Kaby Lake sở hữu hiệu suất xử lý được tối ưu hóa điện năng tiêu thụ. Theo như Intel, Kaby Lake mang đến hiệu năng xử lý đồ họa vượt trội so với thế hệ trước, điển hình là những video chất lượng 4K, video 360 độ và công nghệ thực thế ảo (VR). Hiệu năng xử lý của thế hệ Kaby Lake cũng được gia tăng lên 12% khi so sánh với thế hệ trước và con số này tăng lên là 19% ở phần duyệt web.

Thế hệ CPU thứ 7 - Kaby Lake | GEARVN

Đây cũng là thời điểm xuất hiện những tựa game đình đám, đặc biệt trong số đó là Overwatch. Đến năm 2017, dòng CPU Intel Gen 7 mang tên Kaby Lake R mới xuất hiện phiên bản desktop và đã cung cấp sức mạnh xử lý đáng mơ ước (gấp 5 lần so với thế hệ 5 năm trước) cho những bộ PC Gaming lúc bấy giờ để có thể xử lý hình ảnh.

Kaby Lake R (Intel Gen 8)

Trong thời gian sau đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của một đối thủ mới mang tên AMD với bộ vi xử lý Ryzen, vì vậy Intel đã quyết định làm mới (refresh) thế hệ Kaby Lake và đem đến cái tên Kaby Lake R (R – Refresh) dành cho thế hệ thứ 8.

Thế hệ CPU thứ 8 - Kaby Lake R | GEARVN

Vẫn là tiến trình 14nm quen thuộc nhưng Kaby Lake R mang đến những sức mạnh tuyệt vời. Dòng Intel Core i3 lúc bấy giờ đã được thừa hưởng phiên bản 4 nhân 8 luồng cùng xung nhịp cao, dòng Core i5 và i7 thì sở hữu con số lên đến 6 nhân. Tất cả phiên bản trong thế hệ này đều được trang bị công nghệ Hyper-Threading, một thứ mà đã biến mất ở những thế hệ trước đây. Điều này đã khiến cho thị trường CPU nói riêng và PC gaming nói chung lúc bấy giờ vô cùng sôi động khi những flagship từ Intel và AMD liên tục đưa lên bàn so sánh về hiệu năng xử lý, chơi game.

Tại CES 2017, Intel công bố một thế hệ CPU kế tiếp với tên Cannon Lake và được ứng dụng tiến trình 10nm. Intel không hề công bố bất cứ thông tin chi tiết nào về thế hệ chip xử lý mới nhưng con chip 10nm đầu tiên của họ được kỳ vọng về hiệu năng, pin tốt, đỡ nóng hơn… so với thế hệ trước. Và nó đã xuất hiện với model i3-8121U cùng với lời hứa hẹn trang bị con chip cho dòng mini PC của Intel lúc bấy giờ là Intel NUC. Nhưng đến tháng 10 năm 2019, Intel thông báo rằng họ sẽ ngừng cung cấp thế hệ Cannon Lake và những sản phẩm liên quan.

Thế hệ CPU thứ 9 - Coffee Lake | GEARVN

Coffee Lake (Intel Gen 9)

Ngay trong năm 2017, cái tên Coffee Lake dành cho thế hệ thứ 9 của CPU Intel Core lúc đầu được sử dụng cho thế hệ thứ 8 nhưng vì một số lý do nào đó mà Coffee Lake được mang sang thế hệ sau. Trong thời gian này, Coffee Lake cũng mang đến một phiên bản mang tên Coffee Lake R tương tự Kaby Lake và Kaby Lake R.

Thế hệ CPU Intel - Cannon Lake | GEARVN

Lần đầu tiên, CPU với 8 nhân xuất hiện trên thị trường công nghệ lúc bấy giờ, đem đến tốc độ xung nhịp siêu nhanh. Với nhiều nhân và nhiều luồng hơn, chắc chắn Intel Gen 9 sẽ tỏa nhiệt cực nhiều. Để giải quyết vấn đề này, Intel đã cung cấp một tấm tản nhiệt tích hợp (IHS) để hỗ trợ cho lớp keo tản nhiệt trong khả năng cân bằng nhiệt độ và tuổi thọ cho CPU.

Comet Lake/Ice Lake (Intel Gen 10)

Đến năm 2020, Intel cho ra mắt CPU Intel Gen 10 với tên Comet Lake dành cho desktop với tiến trình 14nm và Ice Lake dành cho mobile (laptop) với tiến trình 10nm. 

Thế hệ CPU thứ 10 - Commet Lake/Ice Lake | GEARVN

Thế hệ này đã chào đón những công nghệ kết nối mới nhất hiện nay như Wi-Fi 6 (802.11ax), socket LGA 1200 và chuẩn RAM LPDDR4X (phiên bản cải tiến từ DDR4). Đặc biệt, tiến trình 10nm thất lạc từ Cannon Lake đã được mang trở lại cho những chiếc laptop, đây là câu trả lời cho sự mong chờ mòn mỏi của người dùng về việc Intel cải tiến tiến trình sản xuất của mình.

Tiger Lake/Rocket Lake (Intel Gen 11)

Intel Gen 11, thế hệ CPU Intel Core vẫn đang được tin dùng và sử dụng hiện nay. Ra mắt vào ngày 30/3/2021 dựa trên kiến trúc Cypress Cove, biến thể của Sunny Cove (từng xuất hiện hiện trên phiên bản mobile Ice Lake) và sử dụng tiến trình 14nm. Thế hệ 11 này được Intel lấy tên là Rocket Lake dành cho phiên bản desktop và Tiger Lake dành cho phiên bản mobile.

Thế hệ CPU thứ 11 - Tiger Lake | GEARVN

Với Rocket Lake, thế hệ này vẫn giữ socket LGA 1200 giúp tương tích mới bo mạch chủ 400 series, ngoại trừ H410 và B460. Thế hệ này đã có khả năng tương thích với chipset 500 series như H510, B560 và Z590. Rocket Lake sở hữu nhân đồ họa Intel Xe và hỗ trợ PCIe 4.0 giúp cung cấp sự tương tác sức mạnh giữa CPU và VGA. Đặc biệt trang bị những khả năng kết nối mới như Thunderbolt 4, USB 4.0 và LPDDR5 (dành cho RAM DDR5).

Đến với Tiger Lake, thế hệ CPU dành cho mobile này sở hữu những cải tiến tương tự như Rocket Lake. Đây vẫn là một trong những lựa chọn trải dài trong mọi phân khúc laptop, từ laptop văn phòng đến laptop gaming.

Alder Lake (Intel Gen 12)

Intel Gen 12 – Alder Lake được công bố vào Q4/2021, chính xác là ngày 27/10/2021, Alder Lake đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất của thế giới khi phải đối đầu với đại dịch Covid. Vào tháng 1/2022 thì Intel cũng đã công bố phiên bản mobile và phiên bản desktop non-K của thế hệ 12 này đến với người dùng.

Thế hệ CPU thứ 12 - Alder Lake | GEARVN

Với socket mới LGA 1700, Alder Lake cung cấp khả năng tương thích với những chipset 600 mới với những cái tên H610, B660 và Z690. Khe PCIe 5.0, RAM LPDDR5, DMI 4.0 là những nâng cấp mà Intel Gen 12 sẽ mang đến cho người dùng hiện nay. Nếu bạn đang có dự định build một bộ PC Gaming xịn sò với giá tốt, CPU Intel Gen 12 xứng đáng có trong wishlist của các bạn.

Raptor Lake (Intel Gen 13)

Vào cuối tháng 9/2022, Intel đã chính thức ra mắt dàn vi xử lý Intel Core thế hệ 13 (Raptor Lake) tại sự kiện Intel Innovation 2022 cho toàn bộ các thiết bị PC, desktop,… Bên cạnh đó thì tại sự kiện CES 2023, Intel cũng tung ra nhiều vi xử lý thế hệ 13 cho các mẫu laptop trong tương lai.

Bộ xử lý Intel® Core™ thế hệ thứ 13 cải tiến cấu trúc kết hợp hiệu năng với tối đa tám Performance-core (P-core) và lên đến 16 Efficient-core (E-core), kết hợp với khối lượng công việc được định tuyến thông minh bởi Intel® Thread Director.

Dòng bộ xử lý Intel® Core™ Thế hệ thứ 13 cung cấp các lõi P nhanh hơn và nhiều lõi E hơn với hỗ trợ DDR4/DDR5 và PCIe 4.0/5.0. Điều đó cung cấp nền tảng có thể tối đa hóa đa nhiệm và sự lựa chọn cho khả năng cấu hình.

Bộ xử lý Intel® Core™ Thế hệ thứ 13 mang đến cấu trúc linh hoạt cao và công cụ hàng đầu trong công nghiệp để đạt được hiệu suất tối ưu trong việc tùy chỉnh.

3

Viết bình luận

Bạn cần đăng nhập để viết bình luận.